Mô tả:
Phân loại thiết bị đóng cắt
Thiết bị đóng cắt khá đa dạng và phong phú như CB, MCB Contactor… Lớn hơn thì có máy cắt không khí ACB cũng thuộc dòng thiết bị đóng cắt. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta chỉ phân loại dòng thiết bị đóng cắt thường dùng trong dân dụng và cả điện công nghiệp đó là MCB và MCCB.
1. MCB là thiết bị có dòng điện áp dưới 1.000V và dòng điện định mức không vượt quá 100A.
2. MCCB là thiết bị có khả năng đóng cắt dòng điện cao hơn, có thể lên đến 1.000A và điện áp dưới 1.000V.
– Về mặt công dụng thì cả hai thiết bị MCB và MCCB đều được sử dụng để đóng cắt mạch điện bảo vệ an toàn cho người sử dụng và cho những thiết bị trong hệ thống điện khi xảy ra các sự cố nhưa ngắn mạch, quá tải…
♦ Ngoài ra còn có thiết bị đóng cắt RCD (Residual Current Device)
Hoặc cũng có thể là RCCB (Residual Current Circuit Breaker) và ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).
– Về mặt ông dụng, các RCD thông thường được sử dụng trong việc ngắt mạch điện theo dạng tự động hóa, trường hợp xảy ra hiện tượng dòng rò giữa dây qua và dây nối đất hay là dây trung tính thì thiết bị này sẽ tự động ngắt mạch.
– Những lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng và kiểm tra thiết bị điện công nghiệp RCD này
+ Thứ nhất, tất cả các thiết bị RCD không thể bảo vệ khi xảy ra sự số quá tải hoặc là ngắn mạch. Bản thân của các thiết bị RCD không phải là một thiết bị đóng cắt, chúng chỉ là những thiết bị bảo vệ. Chính vì thế, RCD cần được sử dụng kết hợp với những thiết bị đóng cắt hạ áp khác để có thể mang lại hiệu quả tối đa… Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn có những thiết bị đóng cắt hạ áp được tích hợp thêm bên trong phần cấu tạo của nó cả một bộ RCD và chúng vẫn được gọi với cái tên chung là RCCB hoặc RCD.
+ Thứ hai, các RCD nên được kiểm tra đều đặn mỗi tháng. Việc kiểm tra định kỳ này sẽ không mất quá nhiều thời gian của bạn nhưng lại giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ về tai nạn điện không mong muốn. Để kiểm tra các thiết bị đóng cắt RCD này các bạn chỉ cần nhấn vào nút “T” hoặc là “Test” ở tại phần thân của thiết bị, công đoạn này này để thực hiện việc mô phỏng hiện tượng dòng điện rò xuất hiện. Nếu mạch điện của bạn bị ngắt thì đồng nghĩa là RCD tác động tốt, ngược lại thì bạn có thể RCD thay một thiết bị bởi chung không có tác dụng khi sự cố xảy ra. Để bảo dảm cho các thiết bị RCD này hoạt động hiệu quả nhất thì công việc kiểm tra này cần phải được lặp đi lặp lại hàng tháng.
Những lưu ý khi mua thiết bị đóng cắt
– Để có thể lựa chọn được một thiết bị đóng cắt MCB hay MCCB đảm bảo thì có rất nhiều cách và để kể ra hiết thì sẽ rất là dài dòng, tuy nhưng dù là cách nào đi nữa thì nó vẫn phải thỏa mãn một điều kiện mà bạn cần phải nhớ thật kỹ khi chọn mua những thiết bị này đó là:
IB < IN < IZ và ISCB > ISC
Tương ứng với công thức trên:
+ IB là dòng điện tải lớn nhất.
+ IN là dòng điện định mức của MCCB hay là MCB.
+ IZ là dòng điện tối đa cho phép của dây dẫn điện (thông số này được quy định bởi nhà sản xuất).
+ ISCB là dòng điện lớn nhất mà MCCB hoặc MCB có thể cắt.
+ ISC là dòng điện ngắn mạch.
Lấy một ví dụ cụ thể: Một tải một pha có dòng điện ngắn mạch tính toán được là 5KA và dòng điện lớn nhất là 13A, thiết bị này sử dụng nguồn điện 220V. Các bạn có thể chọn lựa dây dẫn và MCB như sau: MCB Comet CM216A có cường độ cắt lớn nhất l 6KA, dòng định mức là 16A và dây dẫn điện có dòng cho phép lớn nhất là 18A, kích thước 2×2,5 mm2
Các thương hiệu sản xuất Thiết bị đóng cắt uy tín
Có rất nhiều những nhà sản xuất tốt trên thị trường bao gồm như Thiết bị đóng cắt Mitsubishi, Schneider, ABB, LS … bạn nên lựa chọn mua MCCB, MCB… phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, kinh tế của mình.
Các thiết bị này đều được kiểm tra và sản xuất dưới những quy định, điều kiện, tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất hiện nay.