CÔNG TRÌNH HỆ THỐNG NƯỚC KỸ THUẬT NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN SÔNG BA HẠ.
I. HIỆN TRẠNG.
Hệ thống lọc nước kỹ thuật của NM Thủy điện Sông Ba Hạ bao gồm các thiết bị theo hướng dòng chảy như sau: Van điện, van tay 1, bộ lọc, bộ đo lưu lượng, van một chiều, van tay 2 (Đường kính 300mm).
Đáy bộ lọc có van tay, van điện xả đáy (Đường kính 100mm).
Tủ điện điều khiển động cơ khuấy bình lọc, bộ đo lưu lượng
Nước được trích từ buồng xoắn qua 02 đường ống riêng biệt Ø300mm với lưu lượng 850m3/h đi qua các van tay, đến van điện (van điện điều khiển đóng mở tại chỗ hay điều khiển đóng mở từ xa), nước qua bộ lọc tự động, qua van một chiều, qua bộ đo lưu lượng, qua van tay đến hệ thống phân phối nước làm mát máy phát, dầu ổ hướng trên, ổ đỡ, ổ hướng dưới, ổ hướng tua bin, làm mát shaft seal sau khi làm mát nước được xả ra hạ lưu Nhà máy với đường ống chung Ø300mm.
Mỗi tổ máy 02 nhánh riêng biệt khi vận hành 01 nhánh và 01 nhánh dự phòng sau thời gian vận hành trong vòng 7 ngày sẽ chuyển đổi.
II. LỰA CHỌN THIẾT BỊ:
Một số các yếu tố cần chú ý như sau:
Chất Lượng của nguồn nước đầu vào, bao gồm tỷ lệ cặn bẩn. Kích thước của các vật thể hay rác cần được loại bỏ trong quá trình xử lý.
Lưu lượng nước đầu vào liên tục có thể cung cấp cho hệ thống hoạt động liên tục. Và yêu cầu đầu ra đáp ứng cho nhu cầu phục vụ các hoạt động làm mát hệ thống của nhà máy.
Cơ Chế vận hành của hệ thống nước kỹ thuật nhà máy đang sử dụng để đưa giải pháp phù hợp.
Vị trí lắp đặt và kích thước lắp đặt để lựa chọn phù hợp với đầu vào, đầu ra cố định của nhà máy.
Sau khi thảm khảo nhiều nhà hãng cung cấp đến từ nhiều quốc gia khác nhau, Công ty cổ phần kỹ thuật T&H đã quyết định lựa chọ công nghệ Lọc của hãng Livic một hãng chuyên về sản xuất hệ thống lọc và xử lý nước sạch với nhiều năm kinh nghiệm.
* NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH BỘ LỌC NƯỚC TỰ ĐỘNG
Bộ lọc có hệ thống chổi hoạt động theo cơ chế bằng tay và cơ chế tự động sự dụng cảm biến chênh áp đầu vào đầu ra hoặc thời gian được cài đặt sẵn, hoạt động liên tục đảm bảo loại bỏ các tạp chất trên lõi lọc bằng bằng chải cơ học đảm bảo đầu ra liên tục được làm sạch.
Nước được đưa vào bộ lọc từ đầu N1, chảy qua các phần tử lọc. Sau đó, Nước chảy đến đầu ra N2.
Sau khi phần tử lọc của bộ lọc bắt đầu lọc giữ lại các tạp chất, khi các tạp chất được dữ lại làm cản lưu lược nước từ N1 đưa qua các phần tử lọc đến N2.
Hệ thống làm sạch sẽ được kích hoạt thông qua cơ chế đặt thời gian hoặc giá trị chênh lệch áp suất giữa đầu vào N1 và đầu ra N2.
Động cơ bánh răng dẫn động bàn chải quay và loại bỏ các tạp chất trên bề mặt bên trong bộ lọc, các tạp chất sẽ di chuyển dọc theo chổi và rơi xuống đáy bộ lọc.
Chổi quay đẩy tạp chất theo trọng lực vào buồng thu gom. Van xả mở theo thời gia và chênh áp được cài đặt trước sẽ xả chất lỏng có nồng độ tạp chất cao qua của xả N4.
Còn đối với các tạp chất nổi thì có thêm N3 thoát nước và van xả khác, van xả này cũng mở theo thời gian cài đặt trước.
Đến thời gian bảo dưỡng định kỳ, chúng ta có thể vệ sinh và bảo dưỡng thông qua lỗ kỹ thuật N5 và lỗ xả đáy N6 để đảm bảo bộ lọc được xả toàn bộ nước và cặn trong quá trình bảo dưỡng.
* NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH BỘ ĐO LƯU LƯỢNG:
Chất lỏng dẫn điện chảy bên trong ống cách điện thông qua từ trường. Từ trường này được tạo ra bởi một dòng điện, chạy qua một cặp cuộn dây. Bên trong chất lỏng, một hiệu điện thế U được tạo ra:
U = v * k * B * D
trong đó:
v = vận tốc dòng chảy trung bình
k = hệ số hiệu chỉnh cho hình học
B = cường độ từ trường
D = đường kính trong của lưu lượng kế
Điện áp tín hiệu U được lấy ra bởi các điện cực và tỷ lệ với vận tốc dòng chảy trung bình v và do đó tốc độ dòng chảy Q. A được sử dụng để khuếch đại điện áp tín hiệu, lọc và chuyển nó thành tín hiệu để tổng, ghi và xử lý đầu ra.
PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN:
- Lắp đặt 01 nhánh cung cấp nước kỹ thuật mới cho mỗi tổ máy:
– Cẩu di chuyển thiết bị mới xuống đến từng vị trí lắp đặt sàn 35.0m.
– Di chuyển thiết bị từ lỗ công nghệ đến khu vực lắp đặt bằng xe kích nâng tay ở sàn 35.0m.
Tháo rời các thiết bị cũ cần thay mới của HT lọc nước KT tại sàn 35 tập kết ở vị trí thuận lợi.
Tiến hành cẩu chuyển TB mới từ sàn 50 xuống sàn 35 và ngược lại cẩu chuyển TB cũ từ sàn 35 lên sàn 50 với nhân lực như sau:
- 01 chỉ huy trực tiếp
- 01 nhân viên lái cầu trục NM
- 02 nhân viên móc cáp vào TB sàn 50
- 01 xi nhan cẩu đứng sàn 47.2
- 01 xi nhan cẩu đứng sàn 41.5
- 04 nhân viên phụ trách tháo, móc cáp và di chuyển TB sàn 35.
Tiến hành lắp đặt: Dùng xe nâng hàng để đưa TB vào đúng vị trí lắp đặt đồng thời dùng pa lăng để treo TB kết hợp xe nâng hàng để điều chỉnh vào đúng vị trí chính xác.
- Lắp trình tự từ trong ra ngoài, bắt đầu lắp van tay số 1 (D300)
- Lắp bình lọc
- Lắp bộ đo lưu lượng
- Lắp van 1 chiều
- Lắp van tay số 2
- Lắp co 90 độ cuối cùng
- Sau khi lắp xong các TB trên tiến hành căn chỉnh để lắp được tất cả các bu lông nối các bích lại với nhau và tiến hành siết bu lông, sau đó lắp đường ống và TB xả đáy bình lọc:
- Lắp van điện D100 vào đường ống xả đáy bình lọc
- Lắp van tay D100
- Lắp co 90 độ sau cùng.
- Sau khi hoàn tất phần lắp đặt thiết bị nêu trên thì tiến hành đấu nối các TB điện vào tủ điều khiển bao gồm:
- Động cơ khuấy bình lọc
- Van điện xả đáy bình lọc
- Bộ đo lưu lượng
- Cuối cùng kiểm tra độ rò rỉ nước của tất cả hệ thống lọc nước KT, chạy thử động cơ khuấy và van điện xả đáy bộ lọc.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
Tháo 01 nhánh cung cấp nước kỹ thuật cho mỗi tổ máy:
* Thực hiện:
– Di chuyển giá chữ A đến vị trí thi công sàn 35.0M móc cáp, pa lăng vào thiết bị cần tháo.
– Di chuyển và cẩu thiết bị cũ từ sàn 35.0m lên sàn 50.0m.
Hình: Cẩu tháo giỡ hệ thống cũ
Hình : Lắp đặt thay thế hệ thống van và bộ đo lưu lượng
Hình : Kết nối hệ thống van và bộ lọc nước
Hình: Kết nối hệ thống điều khiển vận hành tự động cho hệ thống Nước kỹ thuật
Hệ thống cấp nước kỹ thuật đã được lắp đặt hoàn chỉnh, đảm bảo theo đúng thiết kế. Quá trình chạy thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật, lưu lượng tại đầu ra đạt 850m3/h đúng theo hợp đồng đã ký kết, đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào sử dụng:
Hình: Hệ thống sau khi lấp đặt hoàn thiện